Thứ Ba, 17 tháng 11, 2015

Ứng dụng mã vạch trong tuyển sinh

Giáo dục được xem là một ứng dụng đặc trưng của mã vạch. Trong kì thi Đại học vừa qua, bộ Giáo dục Đào tạo và các trường Đại học đã ứng dụng mã vạch vào trong quá trình tuyển sinh. Trong kì tuyển sinh Đại học – Cao đẳng 2015 vừa qua, mỗi thí sinh sẽ sử dụng giấy chứng nhận kết quả thi được cấp có mã vạch và dùng nó để xét tuyển.


Mã vạch được ứng dụng trong tuyển sinh như thế nào?
Kì tuyển sinh vừa qua, các trường đại học đã sử dụng mã vạch trong xét tuyển bằng cách tích hợp dữ liệu của thí sinh gồm họ và tên, ngày sinh, quê quán, số báo danh, điểm thi…
Nhờ đó, khi thí sinh tới nộp hồ sơ để đăng kí xét tuyển hay nhập học, nhân viên nhà trường chỉ việc quét mã vạch trên giấy báo, mọi thông tin của thí sinh đều được hiện ra và tích hợp với thông tin trên phần mềm của nhà trường. Việc này giúp giảm được những rắc rối và sai sót cho nhân viên nhà trường khi làm hồ sơ tuyển sinh và không mất thời gian nhập lại dữ liệu thay vì hình thức nhập liệu như phương pháp tuyển sinh cũ.

Đồng bộ hóa dữ liệu bằng mã vạch
Bên cạnh lợi ích được nêu ở trên, mã vạch còn giúp cho bộ Giáo dục Đào tạo và các trường Đại học nắm được tình hình tuyển sinh cụ thể ở từng trường, giúp giảm thiểu số lượng thí sinh ảo.
Việc sử dụng mã vạch thống nhất ở các trường Đại học trên một cơ sở dữ liệu chung sẽ giúp các trường nắm rõ được tình hình tuyển sinh chung.
Khi thí sinh sử dụng phiếu điểm có mã vạch để nộp tuyển sinh vào trường nào, ngành nào, bao nhiêu điểm, có trúng tuyển hay không đều được tải lên phần mềm chung, giúp các trường nắm rõ và giảm tình trạng số lượng hồ sơ nộp ảo vì mỗi mã vạch trên phiếu điểm chỉ được quét trên phần mềm một lần.
Nếu thí sinh muốn nộp hồ sơ vào trường khác thì phải rút hồ sơ ở trường đã nộp, khi đó, trường sẽ quét mã vạch trên hồ sơ để xóa bỏ dữ liệu, giúp thí sinh có thể mang hồ sơ của mình đi nộp ở trường khác trong thời gian xét tuyển.
Tuy nhiên...
Bộ Giáo dục Đào tạo cũng cho rằng để việc ứng dụng mã vạch trong tuyển sinh thực sự có hiệu quả, Bộ phải đưa ra các quy định cụ thể nằm bảo vệ quyền lợi của thí sinh và của các trường Đại học.
Bên cạnh đó, cần phải có một phần mềm chứa đủ dung lượng thông tin khổng lổ của hàng triệu thí sinh trong mỗi đợt tuyển sinh để các trường THPT và trường Đại học có thể truy cập tốt mà không bị trục trặc.
Ngoài ra, cần quy định rõ ràng thời gian mở đầu và kết thúc của từng đợt xét tuyển, sau mỗi đợt Bộ phải tổng hợp dữ liệu để khóa lại những thí sinh đã trúng tuyển thì mới tránh được những rắc rối, trên tinh thần các trường phải thực hiện nghiêm túc việc cập nhật thông tin của thí sinh nộp hồ sơ và rút hồ sơ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét