Thứ Ba, 17 tháng 11, 2015

Phân loại máy đọc mã vạch

Công nghệ mã vạch trên thế giới đã được ứng dụng trong rất nhiều ngành: Y tế, thương mại, giao nhận kho vận, kiểm soát…Với mỗi một lĩnh vực mỗi một đặc thù kinh doanh thì cần một loại máy đọc mã vạch nhất định.Vì vậy việc lựa chọn một máy đọc mã vạch phù hợp cho mình cũng là điều mà khách hàng cần phải tìm hiểu.
 
Trước tiên chúng ta cần hiểu một số khái niệm cơ bản của thiết bị đọc mã vạch và đồng thời nắm được các nguyên tắc phân loại thiết bị
Tùy theo công nghệ chế tạo và tùy theo nhu cầu, mục đích sử dụng mà chúng ta phân loại barcode scanner theo nhiều cách khác nhau như theo công nghệ, theo công dụng, theo cổng giao tiếp, theo cấu tạo ...
 

1. PHÂN LOẠI DỰA VÀO CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO

 Hiện nay máy quét barcode quang học được phân chia thành 2 loại:

CCD (charge-coupled devices ) Scanner: 
Các máy quét theo công nghệ CCD nói chung đáng tin cậy và rất bền. đầu đọc mã vạch CCD cho tia sáng dày khoảng 1cm và xa <20cm, thông thường là 10cm.
Khuyết điểm chủ yếu của nó là chỉ quét được barcode trên bề mặt phẳng với cự ly gần, không quét được barcode theo chiều cong như các loại barcode dán trên chai. Tuy nhiên được sản xuất theo công nghệ tiên tiến nhất, mắt đọc CCD trên các thiết bị của OPTICON cũng đã khắc phục được phần lớn khuyết điểm này .Đồng thời giá thành của CCD scanner rẻ hơn nhiều so với loại laser scanner.

Laser Scanner: 
Các máy quét barcode dùng tia sáng laser cho ra tia sáng rất mãnh cắt ngang bề mặt barcode. Ưu điểm của các máy quét dùng tia laser là quét rất nhạy, chính xác  có thể quét được những mã ở trên bề mặt cong, xa (15-27cm), đang chuyển động, đọc được cả khi có ánh sáng chói và trong những môi trường khắc nghiệt.
Nhược điểm: không bền bằng máy quét CCD vì máy quét laser dùng mắt đọc tia laser tưong tự như mắt đọc của đầu đĩa. Sau 1 thời gian đọc có giới hạn, mắt đọc có thể bị yếu đi xin ra hiện tượng "kén barcode" giống như hiện tượng kén đĩa của đầu đĩa hình và có thể bị hư hẳn. Nhưng hiện nay với công nghệ ngày một được cải tiến nguồn phát tia Laser cũng được cải thiện và độ bền của thiết bị được cải thiện đáng kể.


Công nghệ  CMOS Imager (complementary metal–oxide–semiconductor):
Các máy đọc mã vạch theo công nghệ này sử dụng trong việc đọc nhiều mã vạch liền nhau việc xác định mã vạch chính để đọc được thiết bị chụp lại và phân tích xác nhận mã đọc. Công nghệ này có tốc độ đọc chậm hơn bởi sau khi chụp ảnh và phân tích dữ liệu.  Loại này khắc phục được hầu hết các nhược điểm của các loại trên.

2. PHÂN LOẠI THEO CÔNG NGHỆ QUÉT

Máy quét barcode tuyến tính hay 1D
- Mã vạch 1D là mã vạch được cấu tạo từ các sọc dọc đen trắng dài thon và được sắp xếp theo chiều ngang.
- Máy quét mã vạch 1D thường được sử dụng bằng công nghệ tuyến tính quét cắt ngang các sọc mã vạch.
- Công nghệ tuyến tính được sử dụng bằng tia laser hoặc bằng công nghệ chụp ảnh tuyến tính.
- Cách thức vận hành: máy quét mã vạch 1D sẽ chiếu ra chùm tia ánh sáng phát thẳng vào bề mặt chứa mã vạch cố định và mã hóa các sọc đen trắng của mã vạch thành các ký tự ASCII. 
Máy quét đa tia
Để quyết định chọn máy quét đa tia, ứng dụng của bạn có thuộc 1 trong các điều kiện sau đây không?
-  Quét số lượng nhiều-  Tốc độ nhanh -  Yêu cầu định hướng mã vạch khi đưa vào máy quét ít -  Chất lượng mã vạch xấu

Với máy quét đa tia, bạn không mất nhiều sự tập trung để định hướng trường quét trên mã vạch. Khi quét trên một đường đơn, chỉ có duy nhất 1 đường laser để đọc mã vạch, do đó mã vạch phải được đặt toàn bộ khoảng trắng và vạch ngang qua tia. Các máy quét mã vạch đa tia hiện nay có 20 đến 36 đường phối hợp với trường quét. Điều này có thể mang lại kết quả tốt khi cần đưa nhiều loại mã vạch khác nhau đến máy quét, và mã vạch không ở vị trí và phía đặc biệt. Máy quét đa tia cũng tốt hơn khi đọc với những mã vạch xấu, nhăn. Có lẽ cách giải thích dễ hiểu nhất là máy quét đa tia rất hữu ích.

Một visible laser diode (VLD) được đặt trong máy quét như nguồn sáng. Một trục quay gồm nhiều mặt gương nằm ở trung tâm phản chiếu tia laser. Gương được lắp và hình đa giác tại nhiều góc khác nhau, cho phép tia laser được phản chiếu bởi nhiều mặt chiếu khác nhau. Khi hình đa giác quay, tia laser đến gương quét như một hình cung. Số đường được tao ra xác định bởi số mặt trên hình đa giác,  Tia quét tiếp theo được gửi lại bởi sự sắp xếp những tấm gương cố định, tạo nên trường. Từ số mặt, số trường chúng ta có được số đường quét. Ta có, 4 x 5 = 20. Những góc độ khác nhau của trường được vận dụng để làm việc cùng với chiều sâu trường để tạo nên mẩu quét. Một mẩu quét dày đặc của những đường quét đan vào nhau, bảo đảm mã vạch được đọc mà không cần quan tâm đến hướng quét.
Những máy quét đa tia này thường đặt âm bàn trong quầy thanh toán cho siêu thị, hay những máy quét được đặt đứng trong các cửa hàng bán lẻ ...
Hình bên dưới giúp các bạn phân biệt được máy quét đa tia và máy quét Opticon 2D-M10 có chức năng quét đa hướng
Máy quét mã vạch M10 của Opticon khắc phục được nhược điểm của máy quét đa tia khi mã vạch được đưa vào vùng không có tia quét cắt ngang.
Máy quét barcode 2D
-       Mã vạch 2D là mã vạch được cấu tạo từ các ma trận vuông màu trắng đen trong khối tổng thể. Mã vạch 2D là ma trận điểm ảnh, với sức chứa dữ liệu lớn hơn mã vạch 1D rất nhiều.
-       Máy quét mã vạch 2D được sử dụng bằng công nghệ chụp ảnh ma trận.
-       Cách thức vận hành: Máy quét mã vạch 2D sẽ chụp ảnh mã vạch và đưa vào bộ xử lý trong máy để giải mã các ma trận thành các đoạn văn bản thuần túy.
-       Các loại mã vạch 2D thường gặp: Datamatrix, QR Code , PDF417....
-       Công nghệ chụp ảnh ma trận được sử dụng bằng camera. Máy quét mã vạch 2-D dùng tia laser sau đó phản xạ bằng 1 hệ thống lăng kính để tạo thành 1 chùm sáng phủ trên mọi góc độ của ký hiệu  mã vạch. Chính vì vậy, khi quét loại mã vạch 1D bằng máy quét mã vạch 2D, ta có thể quét theo bất cứ chiều nào cũng được, trong khi đó nếu dùng máy quét 1D, ta phải bắn tia sáng cắt ngang qua toàn bộ mã vạch. Đó cũng là lý do các siêu thị lớn thường chọn máy quét để bàn 2D để quét tính tiền các món hàng cho mau lẹ. 
Khi quét, nếu máy bắn ra tia sáng hẹp và dài thì đó là máy quét 1D, còn nếu máy bắn ra tia sáng chùm, thì đó là máy quét 2D.

  3. PHÂN LOẠI THEO CỔNG KẾT NỐI

Có 3 loại cổng giao tiếp mà máy quét mã vạch có dây thường sử dụng:

Máy đọc mã vạch Loại dùng cổng Keyboard (còn gọi là Keyboard Wedge):
Với cổng giao tiếp này, khi kết nối với máy tính, ta phải rút dây bàn phím ra khỏi máy tính. Sau đó ghim dây của scanner vào vị trí của bàn phím, rồi ghim dây của bàn phím vào đầu còn lại của dây scanner (hình bên cạnh). Đặc điểm của máy quét mã vạch dùng cổng Keyboard là chỉ cần dùng 1 phần mềm văn bản thông dụng như Nodepad, Word hay Excel cũng có thể quét được mã vạch.
Thường các máy quét cầm tay hay sử dụng cổng Keyboard vì nó tiên lợi, dễ sử dụng và không cần driver gì cả.

Máy đọc mã vạch Loại dùng cổng RS-232 (còn gọi là cổng COM)
Máy quét mã vạch sử dụng giao diện RS-232 thường phải cung cấp thêm 1 nguồn điện 5VDC từ bên ngoài và phải dùng phần mềm đặc biệt kèm theo máy để setup và quét mã vạch. Tuy nhiên trong các ứng dụng thực tế người ta không sử dụng phần mềm quét mã vạch chuyên nghiệp mà phải viết ra một chương trình riêng cho nó mới đáp ứng được yêu cầu thực tế. Thường các loại máy quét để bàn và các loại máy quét 2-D hay sử dụng cổng RS-232.

Máy đọc mã vạch Loại dùng cổng USB
Cũng giống như dùng cổng Keyboard, máy quét mã vạch dùng cổng USB không cần dùng nguồn điện phụ trợ 5VDC từ bên ngoài, mà nguồn điện này được lấy trực tiếp từ cổng nối USB với cường độ dòng điện lên đến 500mA.
Dùng cổng USB có thể cắm thẳng thiết bị vào máy tính mà không cần phải shutdown máy, tốc độ truyền dữ liệu nhanh và dữ liệu quét cũng có thể đưa thẳng vào các phần mềm văn bản thông dụng như trường hợp máy quét dùng cổng keyboard.


4. PHÂN LOẠI THEO CẤU TẠO

Tùy theo môi trường sử dụng và cách thức sử dụng mà các nhà sản xuất chế tạo ra máy quét barcode có nhiều chủng loại barcode scanner khác nhau như dạng cầm tay, dạng để bàn, dạng không dây,   dạng kéo thẻ v.v... Dưới đây là 1 số dạng scanner thông dụng:
Máy đọc mã vạch Dạng cầm tay phổ thông (Handheld Scanner):
Dạng cầm tay thường được sử dụng trong các cửa hàng bán lẻ, trong nhà sách, dùng để kiểm tra khi in mã vạch. Dạng cầm tay có cả 2 dạng là CCD scanner và Laser scanner và thường là loại tuyến tính. Tuy nhiên cũng vẫn có dạng cầm tay 2D có thể quét được mã vạch 2 chiều. Đa số các loại Handheld Scanner đều có kèm theo chân đứng và giá đở, do đó dạng cầm tay vẫn có thể để bàn được như thường. Dạng cầm tay là loại scanner rẻ tiền nhất trong số tất cả các chủng loại barcode scanner.

Máy đọc mã vạch Dạng để bàn 
Dạng để bàn là loại 2D barcode scanner sử dụng chùm tia sáng laser quét với tốc độ rất cao, có thể quét lên đến tốc độ 2000 scans/second. Với tốc độ này, máy quét rất nhạy và có thể quét được các loại mã vạch kém chất lượng. Dạng máy quét để bàn thường được dùng trong các siêu thị hay các trung tâm thương mại cỡ lớn. Kết hợp với hệ thống POS tạo thành điểm bán hàng mang tính chuyên nghiệp và hiện đại.
Máy đọc mã vạch Dạng không dây - Bluetooth ( tích hợp với Ios, Android, Windows mobile..)
Tựa như loại điện thoại "Mẹ bồng con", loại máy này gồm 2 phần: 1 phần nối với máy tính gọi là cradle  và phần kia là scanner không dây sử dụng Pin sạc được kết nối với cradle thông qua bluetooth hoặc hồng ngoại.. Loại scanner này dùng để quét mã vạch trên các món hàng lớn mà ta không thể "bê" nó về quầy tính tiền được. Thí dụ: quét mã vạch trên 1 cái ..."tủ lạnh". Chắc chắn ta phải dùng loại scanner này vì ta không thể mang tủ lạnh đến quầy tính tiền được.

Một trong những sản phẩm máy đọc mã vạch không dây mới nhất của Opticon không thể không kể đến dòng máy thu thập dữ liệu - Datacollectors
Datacollectors cho phép truyền dữ liệu theo thời gian thực tới bất cứ thiết bị nào có hỗ trợ Bluetooth HID hoặc SPP (bao gồm Android, Apple, Blackberry hoặc Windows Mobile). Dòng sản phẩm này có kích thước siêu nhỏ gọn
Thiết bị này thích hợp cho mọi tổ chức để tích hợp máy quét mã vạch theo cách đơn giản và hiệu quả với các ứng dụng mobile, bao gồm lĩnh vực bán hàng hoặc dịch vụ, các điểm bán hàng, quản lý tồn kho, quản lý tải sản, truy cập,...

Máy đọc mã vạch Dạng kiểm kho (Batch Terminal )
Đây là dạng máy trạm theo công nghệ không dây RFID mà các công ty chuyên bán các thiết bị mã vạch của chúng ta thường gọi là "máy kiểm kho". Các Batch Terminal thu thập dữ liệu và lưu trữ vào bộ nhớ của máy. Sau đó có thể truy xuất dữ liệu tại máy hoặc Download về máy tính để xử lý. Sự khác biệt giữa Data Terminal và loại máy "Mẹ bồng con" là Terminal hoạt động như 1 máy trạm, có Firmware và có thể lập trình cho dữ liệu thu thập, còn loại máy "Mẹ bồng con" hoạt động như 1 máy quét cầm tay thông thường, tức là dữ liệu thu thập được truyền thẳng về máy vi tính.  Portable Data Terminal được sử dụng trong hệ thống kiểm kho, kiểm tra hàng hoá trên các kệ hàng hoặc thu thập dữ liệu ở những nơi không có máy tính.
Máy đọc mã vạch trong công nghiệp (Industrial Barcode Scanner)
Dạng máy quét công nghiệp dùng để kiểm tra hàng hoá sản xuất ngay tại đầu ra của băng chuyền. Từ đó biết được chính xác số lượng, mã mặt hàng của mỗi sản phẩm, tiết kiệm được nhân lực và thời gian dùng để kiểm tra sản phẩm. Dạng này có độ chính xác rất cao, được thiết kế treo giống như đèn sân khấu. Chùm tia sáng phát ra có miền quét rất sâu và phủ rộng, có thể quét cùng lúc nhiều loại mã vạch trong vùng phủ sáng. Được sử dụng chủ yếu cho các khu công nghiệp, các xí nghiệp sản xuất hàng hoá trên băng chuyền.Mỗi 1 kiện hàng được mang ra đều phải qua vùng phủ sáng của máy quét và do đó thông tin trên kiện hàng được ghi nhận...
Máy đọc mã vạch dạng máy tính di động
Dạng máy quét này sử dụng các hệ điều hành như : Windows Mobile , Windows CE hay Android... và được hỗ trợ các tính năng khác phục vu nhu cầu quản lý của doanh nghiệp như : Wifi , 3G , Bluetooth , GPS...

Máy đọc mã vạch Dạng kéo thẻ (Barcode Slot Reader)
Dạng kéo thẻ barcode cùng với thẻ từ và thẻ thông minh được ứng dụng trong công nghệ nhận dạng tự động như hệ thống Access Control dùng để mở cửa, hệ thống Time Attendence dùng để chấm công, quản lý nhân sự. Sự khác nhau giữa 1 máy barcode slot reader và 1 máy quét barcode thông thường là ở chỗ khi kéo thẻ barcode, mã số được đưa vào máy đọc sẽ tác động 1 hiệu ứng điện và cơ học để làm mở cửa, mở khoá (Access Control), hoặc mã số được đưa vào 1 phần mềm quản lý nhân sự nhằm mục đích chấm công, quản lý nhân viên.
Tùy vào nhu cầu và lĩnh vực kinh doanh của đơn vị, bạn có thể chọn những máy quét đơn tia hoặc đa tia; có trang bị thêm cổng USB, COM, Keyboard; chế độ quét (tự động hay thủ công)…Trước khi chọn mua có thể chuẩn bị trước một số mẫu mã vạch thường dùng để kiểm tra máy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét