Thứ Ba, 17 tháng 11, 2015

Phần mềm In mã vạch Label Maker

Ngày nay, mã vạch ngày càng được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau như công nghiệp, bán lẻ, y tế….. Việc gắn mã vạch lên sản phẩm giúp ta có thể quản lý tốt thông tin sản phẩm, lượng hàng tồn kho…Tuy vậy, việc in một số mã vạch lớn với các kích thước khác nhau cho phù hợp với từng loại sản phẩm và việc cắt dán khá rắc rối và mất thời gian. Do đó, hôm nay mình sẽ hướng dẫn bạn sử dụng phần mềm Barcode Label Maker để thiết kế các nhãn mã vạch cho sản phẩm và tùy chỉnh để in được trên nhiều loại giấy khác nhau.
Barcode Label Maker là một phần mềm đơn giản, dễ sử dụng, giúp bạn có thể thiết kế, tạo nhãn mã vạch và in chúng một cách dễ dàng.  Ngoài ra, Barcode Label Maker cho phép bạn chèn thêm nhiều thông tin trên nhãn như : tên công ty, logo, tên sản phẩm, giá....

Tải phần mềm Barcode Label Maker

Trước tiên, bạn cần tải chương trình này về máy tính. Bạn có thể click vào link dưới đây để tải về  http://www.aulux.com/download/index.htm
Tùy theo mục đích sử dụng mà bạn chọn các phiên bản Enterprise/ Professional/ Starter. Tuy vậy, bạn nên tải về phiên bản đầy đủ nhất là phiên bản Enterprise.  Để biết được sự khác nhau của các phiên bản này và lựa chọn cho phù hợp, bạn có thể tìm hiểu thêm tại link http://www.aulux.com/product/editions.htm
Sau khi tải về máy, bạn tiến hành cài đặt như các chương trình khác. Và đây là giao diện của Label Marker sau khi cài đặt thành công.

Trên giao diện chính của màn hình sẽ hiển thị Ruler (thước) để bạn có thể dễ dàng canh chính kích thước của nhãn theo đúng ý của mình. Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn đơn vị hiển thị trên cây thước bằng cách vào Options > Unit để lựa chọn (cm, mm, inch).

Hướng dẫn sử dụng phần mềm Barcode Label Maker

Bước 1: Chọn kích thước giấy, nhãn mã vạch

-          Cỡ giấy mà bạn sẽ dùng để in nhãn mã vạch (A3, A4, A5.. hay là cuộn decal…)
-          Số lượng nhãn mã vạch trên 1 tờ giấy
-          Kích thước của nhãn mã vạch
-          Hình dáng của nhãn mã vạch.
Sau khi đã xác định các yếu tố trên, bạn sẽ tiến hành chỉnh cho phù hợp với nhu cầu của mình.
Đầu tiên, bạn chọn New (ở phía trên góc trái màn hình) khi đó sẽ hiện ra
-          Set up a custom size label: bạn có thể tùy chỉnh kiểu, kích thước
-          Exist label template: sử dụng các mẫu có sẵn
Ở đây, mình sẽ hướng dẫn sử dụng các mẫu có sẵn. Sau khi chọn Exist label template, sẽ xuất hiện màn hình như sau ở đây có rất nhiều mẫu và bạn sẽ chọn mẫu phù hợp với nhu cầu của mình, sau đó nhấn Finish


Nếu đã đồng ý với form mẫu có sẵn bạn có thể đến bước 2 để tạo nhãn, còn nếu chưa bạn có thể chính tiếp bằng cách vào Setup  và tùy chỉnh theo hướng dẫn dưới các hình dưới đây. Khi đã tùy chỉnh theo ý muốn xong, bạn nhấn OK để lưu lại.

Bước 2: Thiết kế thông tin trên nhãn.
Để thiết kế nhãn mã vạch, trên góc trái màn hình, chọn Insert Element. Khi đó màn hình sẽ hiện như sau

Để chèn vào mã vạch, bạn có thể chọn:
-          Đường thẳng hoặc các hình (rectangle, roundrect, ellipse, polygon, gird)
-          Chữ (Text)
-          Hình ảnh (Image)
-          Mã vạch (Barcode): ở mục này bạn có thể chọn cho mình các tiêu chuẩn mã vạch khác nhau như 1D (code 39, code 128, UPC, EAN) hay mã 2D (QR code, Matrix code, PDF 147).

Để lựa chọn loại mã phù hợp bạn vào mục Barcode. Ngoài ra, để thay đổi nội dung của mã vạch bạn nhìn vào góc phải màn hình như Data (như trong hình), click vào đó và đánh nội dung bạn muốn đổi.Làm tương tự với nội dung chữ (Text).
Bên cạnh đó, bạn có thể tùy chỉnh màu sắc, kích cỡ của viền, loại viền hình, màu nền…. cho phù hợp với sở thích của mình (trừ hình ảnh, mã vạch).


Bước 3: Điền dữ liệu tự động từ bảng

Trong trường hợp bạn tạo mã cho nhiều sản phẩm với nhiều giá khác nhau. Vậy làm thế nào để thay đổi một cách tự động. Bạn có thể vào mục Data Table để tạo bảng dữ liệu hoặc liên kết với dữ liệu từ file Excel.Bạn thực hiện tương tự như trong phần Table của Word hoặc Excel. Ở đây, mình tạo 3 cột gồm Mã vạch, giá và tên sản phẩm.
Sau đó, bạn trở về mục Insert Element để tùy chỉnh. Vào Data > Data Type > Data Table để nhập dữ liệu từ bảng vừa tạo. Tiếp đến, Data Column > chọn cột chứa dữ liệu muốn nhập vào, ở đây là Barcode.

Làm tương tự với phần tên và giá sản phẩm.

Bước 4: In nhãn mã vạch

Sau khi thiết kế xong nhãn mã vạch của sản phẩm và nhập thông tin tự động từ các bảng dữ liệu. Để xem kết quả, bạn vào Home Review

Ở đây mình chọn in tất cả các nhãn có từ bảng dữ liệu. Sau đó, chọn Review.


Sau đó, bạn vào mục Print để chọn in bình thường như trong word và excel. Bạn sẽ có được các mã vạch với kích thước phù hợp với các nhãn mà bạn cần.
Bạn có thể xem thêm video hướng dẫn cách tạo nhãn tại http://www.aulux.com/support/tuto_design.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét