Thứ Năm, 21 tháng 9, 2017

Nhiều thiết bị của Opticon đã được giới thiệu tại hội thảo VIO 2017

Trong hội thảo toàn cảnh CNTT-TT Việt Nam VIO 2017, các sản phẩm của Opticon mà công ty TNHH Thế Giới Mã Vạch giới thiệu  được phát triển theo định hướng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Gian hàng trưng bày sản phẩm của Bawoco


Giải pháp quản lý bán lẻ sử dụng nhãn dán điện tử (ESL)  thay thế nhãn giấy thông thường nhằm nâng cao năng suất hoạt động và giảm chi phí nhân công. Thiết bị ESL được  ứng dụng công nghệ E-Ink hiển thị thông tin, giá cả sản phẩm chính xác, rõ ràng. Hơn nữa nhãn dán điện tử Opticon còn có thể cập nhật từ xa và hoàn toàn tự động  giúp người dùng tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều.


Toàn cảnh triển lãm



Giải pháp kiểm soát ra vào của khách hàng là hình thức cung cấp vé điện tử có in mã vạch khi khi hàng đặt chỗ. Tại cổng ra vào, các mã vạch này sẽ được đọc với máy quét mã nhỏ và chuyên nghiệp như dòng máy quét chuyên dụng của Opticon để kiểm tra tính hợp lệ của vé. Đối với các sự kiện với quy mô lớn thì việc sử dụng mã vạch sẽ giúp quản lý dữ liệu khách hàng tham gia, đáp ứng tốt vấn đề an ninh, trật tự.



Nhãn dán điện tử ESL

Giải pháp quản lý y tế ứng dụng mã vạch để kiểm soát thông tin của bệnh nhân khi xuất nhập viện, thông tin của nhân viên y tế khi chăm sóc bệnh nhân và ra vào những khu vực cần bảo vệ. Ngay cả việc quản lý dược phẩm và các thiết bị cũng được quản lý hiệu quả bằng việc gắn mã vạch chứa thông tin lên các vật phẩm cần kiểm soát. Cách làm này không những  giúp tiết kiệm nhân lực, thời gian mà còn mang độ chính xác cao


Thiết bị di động tích hợp máy quét mã vạch

Thứ Năm, 7 tháng 9, 2017

Opticon đồng hành cùng Bawoco tham dự triển lãm CNTT-TT 2017

Kính mời quý khách hàng của OPTICON đến tham dự

Hội thảo Toàn cảnh CNTT-TT

Vietnam ICT Outlook (VIO) Việt Nam





Thời gian: 20/09/2017

Địa điểm: GEM Center, số 8 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TPHCM.

Thành phần tham dự:  Hơn 1000 lượt khách mời từ các tổ chức, đơn vị trực thuộc trung ương, doanh nghiệp, Hiệp hội và các cơ quan truyền thông, báo chí...

Nội dung: Tổng quan về mức độ quan tâm của doanh nghiệp trước làn sóng công nghiệp 4.0; Tình hình ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp tại TP.HCM; Những cơ hội và thách thức của doanh nghiệp trong đầu tư CNTT. 

Trong triễn lãm thuộc khuôn khổ sự kiện lần này, OPTICON sẽ đồng hành cùng công ty TNHH Thế Giới Mã Vạch để giới thiệu đến khách hàng các sản phẩm, giải pháp tiên tiến về mã vạch và Digital Signage.

Quý khách hàng quan tâm xin vui lòng đăng kí tham dự tại đây.

Link tham khảo thông tin chi tiết tại đây

Thứ Bảy, 26 tháng 8, 2017

Tổng kết hội thảo về mã số mã vạch và tiêu chuẩn hóa cho lĩnh vực công nghiệp dệt may

Ngày 22/08/2017 vừa qua, GS1 Việt Nam- Đơn vị thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng ( TCĐLCL), phối hợp cùng công ty Opticon Việt Nam tổ chức “ Hội thảo về mã số mã vạch và tiêu chuẩn hóa cho lĩnh vực công nghiệp dệt may” tại Thành phố Hồ Chí Minh với mục tiêu giúp các tổ chức/ doanh nghiệp dệt may biết thêm về ứng dụng mã số mã vạch (MSMV)  và tiêu chuẩn hóa trong công tác quản lý sản xuất kinh doanh, truy xuất nguồn gốc và chống hàng giả đối với sản phẩm.


Hình ảnh các đại diện phát biểu tại buổi hội thảo


Tham dự khóa đào tạo có  đại diện chi cục TCĐLCL Thành phố Hồ Chí Minh và các doanh nghiệp ở địa bàn thành phố. Mở đầu buổi hội thảo, đại diện từ cục TCDLCL trình bày các nội dung bao gồm:

-          Quy định pháp luật hiện hành liên quan đến hoạt động xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn tại doanh nghiệp và hướng dẫn hoạt động xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn tại doanh nghiệp .

-          Giới thiệu hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn và các quy định quản lý hiện hành đối với sản phẩm dệt may.

-          Hướng dẫn thực hiện công bố hợp chuẩn, hợp quy sản phẩm dệt may.

Vào buổi chiều cùng ngày, bà Phan Hồng Nga – Trưởng Văn phòng Mã số, mã vạch – GS1 Việt Nam, đã có những chia sẻ về các ứng dụng mã số mã vạch trong  truy xuất nguồn gốc và chống hàng giả đối với sản phẩm dệt may. Thêm vào đó, Bà Nga cũng bày tỏ các tiêu chuẩn GS1 cho phép các doanh nghiệp định danh các sản phẩm của mình theo tiêu chuẩn, nhờ đó đảm bảo việc trao đổi hiệu quả giữa các công ty trong nước hay cả trên thế giới.



Ứng dụng máy quét mã vạch cho các sản phẩm dệt may

Tại Hội nghị, Ông Đoàn Vũ Ngọc Duy - đại diện từ Công ty Opticon Việt Nam, đã giới thiệu tới các đơn vị và doanh nghiệp về lĩnh vực mã vạch và các giải pháp ứng dụng MSMV để phục vụ công tác quản lý sản xuất kinh doanh. Ông Duy cũng cho biết thêm :  “ Ngoài thiết bị mã vạch, OPTICON còn có sự liên kết với các công ty phần mềm nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trải nghiệm các bộ giải pháp và thiết bị miễn phí, từ  đó giúp doanh nghiệp có thể lựa chọn những giải pháp quản lý mã vạch phù hợp nhất ”



Các sản phẩm trưng bày của Opticon Việt Nam tại hội thảo

Thứ Ba, 17 tháng 11, 2015

Gói bảo hành mở rộng đối với sản phẩm OPTICON

Triển lãm Nhượng quyền Thương hiệu và Ngành Bán lẻ 2015

Triển lãm Nhượng quyền thương hiệu và ngành bán lẻ được tổ chức bởi tập đoàn Coex Hàn Quốc. Đây là triển lãm duy nhất về Nhượng quyền thương hiệu tại thị trường Việt Nam hiện nay. VIETRF là nơi tập trung nhiều đơn vị quốc tế tham gia với sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao cũng như cung cấp các giải pháp tiên tiến nhất cho từng lĩnh vực từng thị trường.
Do đó, với mong muốn giới thiệu thương hiệu và sản phẩm của mình đến với người dùng, Opticon Việt Nam đã tham gia Triển lãm VIETRF từ ngày 05-07/11/2015 tại Trung tâm Triển lãm Hội Nghị Sài Gòn SECC.

Đến với triển lãm VIETRF lần này, công ty Opticon Việt Nam mong muốn cung cấp cho khách hàng những trải nghiệm thực về xác dòng máy quét mã vạch nhãn hiệu Opticon từ các máy quét cầm tay, máy quét để bàn cho đến các loại máy quét dùng trong kiểm kho, dịch vụ và vận chuyển…. Mỗi dòng máy quét Opticon đều có những ưu điểm riêng phù hợp với nhu cầu của từng thị trường cũng như những yêu cầu riêng của khác hàng. Do đó, thông qua đợt Triển lãm này, các khách hàng khi đến với gian hàng của công ty Opticon đã được tư vấn cụ thể để hiểu rõ hơn về máy đọc mã vạch và tìm được sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình.


Dòng sản phẩm thu hút được sự chú ý của khách tham quan khi đến với gian hàng Opticon Việt Nam đó là dòng máy quét cầm tay Bluetooth OPN với thiết kế nhỏ gọn và máy quét mã vạch sử dụng hệ điều hành Android H-27.Hầu hết, các khách tham quan khi đến với gian hàng Opticon đều cảm thấy thích thú với các dòng máy OPN bởi sự tiện dụng cũng như thiết kế đẹp, nhỏ gọn của máy. 


Không chỉ vậy, nhân viên công ty Opticon còn demo tính năng và tốc độ quét của sản phẩm ngay tại gian hàng để giúp khách hàng hiểu rõ hơn về các dòng máy quét Opticon.


Triển lãm lần này không chỉ thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam mà còn thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp nước ngoài. Trong 3 ngày vừa qua, Opticon đã có cơ hội tiếp xúc với nhân viên đại diện đến từ nhà máy Canon Việt Nam, Casio, PV Oil… và nhiều doanh nghiệp khác để giới thiệu những ứng dụng của máy đọc mã vạch trong nhà máy, chuỗi bán lẻ….


Triển lãm VIETRF 2015 lần này là cơ hội giúp cho Opticon tiếp xúc và hiểu rõ hơn về nhu cầu của khách hàng để xây dựng các giải pháp phù hợp. Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu sản phẩm và tư vấn các giải pháp phù hợp, có thể liên hệ với chúng tôi tại địa chỉ
CÔNG TY TNHH OPTICON VIỆT NAM
Lầu 3, số 3 Nguyễn Đình Chiểu, phường Đakao, quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Tel: 08 222 88 262

Phân biệt Máy quét mã vạch 1D và 2D

Mã vạch 1D là gì?
Đây là một mã vạch tuyến tính thông thường. Nó có một hàng duy nhất các thanh mã vạch tương tự như hàng rào. Mã vạch được gọi là "một chiều" bởi vì tất cả dữ liệu được mã hóa trong chiều rộng ngang. Tăng nội dung dữ liệu chỉ có thể đạt được bằng cách tăng chiều rộng.

Mã vạch 2D là gì?
2D có nghĩa là “hai chiều”, các mã vạch 2D chứa được nhiều thông tin quy ước chiều mã vạch hơn tuyến tính 1D. Những quy ước mã vạch rộng lớn nhiều hơn dữ liệu được mã hóa. Mã vạch 2D làm cho việc sử dụng theo phương thẳng đứng để chứa được nhiều dữ liệu hơn. 
Xem thêm các dạng mã 1D và 2D tại http://opticon.vn/can-biet/cac-loai-ma-vach-pho-bien-va-ung-dung.html

Ngày nay, người ta quan tâm nhiều hơn đến mã 2D thay vì mã 1D vì các tính năng của nó
Mã hóa được nhiều thông tin hơn: công nghệ 2 chiều của mã 2D cho phép mã mã hóa nhiều thông tin hơn mã 1D. Không chỉ vậy, mã 2D còn có thể mã hóa được số, chữ thường và chữ hoa, dấu, các khoảng trắng và nhiều kí tự đặc biệt khác. Trong khi đó mã 1D chỉ mã hóa được các con số.
Sử dụng trên các sản phẩm có kích thước nhỏ: Đối với các sản phẩm có kích thước nhỏ, việc sử dụng mã 1D sẽ gặp trở ngại do kích thước của mã vẫn lớn so với sản phẩm. Do đó, mã 2D có thể được in trên các sản phẩm có kích thước rất nhỏ.
Quét khoảng cách xa: Khi sử dụng mã 2D, máy in không đòi hỏi in ở độ phân giải cao mà có thể in ở độ phân giải thấp vì trong ký hiệu 2D, các mảng điểm (pixel) hoặc các vạch (bar) rất lớn. Điều này dẫn đến việc cho phép quét mã vạch 2D ở 1 khoảng cách xa lên đến 50 feet (khoảng 15m)

Máy quét mã vạch là gì?
Hay còn gọi là máy đọc mã vạch, đầu đọc mã vạch…. Là thiết bị thu nhập dữ liệu từ các mã vạch và giải mã các mã vạch vào máy tính.
Để phân biệt các loại máy quét mã vạch người ta thường dựa vào vào các tia sáng do máy quét phát ra
Máy quét mã vạch 1D: Loại máy quét 1D có cửa sổ bắn tia sáng hẹp và dài và thường phát ra các tia sáng dài.
Máy quét mã vạch 2D: Loại 2D có cửa sổ vuông vức hoặc tròn, thường phát ra các tia sáng chùm.

Công nghệ quét
 Mắt đọc CCD (Charge Couple Device): quét các mã 1D, có độ bền cao, quét được những mã vạch nhỏ, trên bề mặt gồ ghề. Có cho tia sáng dày khoảng 1cm và xa <20cm, thông thường là 10cm.
- Mắt đọc Laser: quét được mã 1D, rất nhạy, có thể quét được những mã ở trên bề mặt cong, xa (15-27cm), đang chuyển động, đọc được cả khi có ánh sáng chói và trong những môi trường khắc nghiệt. đầu đọc bằng Laser thì cho ra tia quét mạnh hơn, độ rộng vài mm, xa 20cm (có khi lên đến 30cm).
- Công nghệ chụp ảnh - CMOS Imager (Complementary metal oxide semiconductor): là công nghệ tiên tiến nhất có thể đọc được mã vạch 1D và cả 2D.

Một số sản phẩm tiêu biểu
Máy quét mã vạch  C37 (1D)
Mắt đọc CCD

Xem thêm thông tin sản phẩm tại
Máy quét mã vạch OPR 2001 (1D)
Mắt đọc Laser

Xem thêm thông tin sản phẩm tại
Máy quét mã vạch PX 20 (2D)
Công nghệ CMOS Image

Xem thêm thông tin sản phẩm tại

Tra cứu nguồn gốc sản phẩm bằng Mã vạch

Để tạo thuận lợi và nâng cao hiệu quả, hiệu suất trong việc bán hàng và quản lý kho, người ta thường in trên bao bỉ hàng hóa một loại mã đặc biệt gọi là mã số mã vạchMã số mã vạch gồm có 2 phần: mã số của hàng hóa và dãy mã số được thể hiện bằng mã vạch cho các loại máy quét đọc.
Mã số của hàng hoá là một dãy con số dùng để phân định hàng hoá, áp dụng trong quá trình luân chuyển hàng hoá từ người sản xuất, qua bán buôn, lưu kho, phân phối, bán lẻ tới người tiêu dùng. Nếu thẻ căn cước giúp ta phân biệt người này với người khác thì mã số hàng hoá là “thẻ căn cước” của hàng hoá, giúp ta phân biệt được nhanh chóng và chính xác các loại hàng hoá khác nhau.
Tính chất mã số của hàng hóa
-   Là một dãy số duy nhất đặc trưng cho hàng hóa. Mỗi loại hàng hóa chỉ có một dãy số duy nhất và dãy số đó chỉ dùng cho một hàng hóa.
-   Bản chất của dãy số này chỉ đại diện cho hàng hóa, không mang các đặc điểm của hàng hóa như số lượng, chất lượng hay giá cả.
Một số loại mã 1D thông dụng thường được dùng trong giới thương mại trên thế giới hiện nay
-    Mã EAN (European Article Number)
-    Mã UPC (Universal Product Code)  
-    Mã Code 39
-    Mã Code 128
Thông qua mã số mã vạch được in trên bao bì sản phẩm, người dùng có thể dựa vào đó để tra cứu nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa như nơi sản xuất, công ty sản xuất... 

Cách tra cứu nguồn gốc hàng hóa thông qua mã số mã vạch

Mã EAN  (European Article Number) được thiết lập bởi 12 nước châu Âu với tên gọi ban đầu là Hội EAN (European Article Numbering Association), được sử dụng từ năm 1974 ở châu Âu và sau đó phát triển nhanh chóng, áp dụng ở hầu hết các nước trên thế giới. Năm 1977, EAN trở thành tổ chức quốc tế với tên gọi EAN quốc tế (EAN International).
Mã EAN 13 gồm 13 con số được cấu tạo như sau
-    Mã Quốc Gia: 2-3 số đầu do tổ chức EAN Quốc tế cấp.
-    Mã Doanh Nghiệp: 4-6 số tiếp do tổ chức EAN- VN cấp.
-    Mã Sản phẩm: 3-5 số tiếp theo , do Doanh nghiệp tự xác định
-     Mã kiểm tra: số cuối cùng, dùng để kiểm tra độ chính xác của mã.
Tương tụ như mã EAN 13 nhưng cấu tạo chỉ có 8 con số:
-          Ba số đầu là mã số quốc gia giống như EAN-13
-          Bốn số sau là mã sản phẩm
-          Số cuối cùng là số kiểm tra
Mã EAN-8 chỉ sử dụng trên những sản phẩm có kích thước nhỏ, không đủ chỗ ghi mã EAN-13 (ví dụ như thỏi son, chiếc bút bi). Các doanh nghiệp muốn sử dụng mã số EAN-8 trên sản phẩm của mình cần làm đơn xin mã tại Tổ chức mã số quốc gia (EAN-VN). Tổ chức mã số quốc gia sẽ cấp trực tiếp và quản lý mã số mặt hàng (gồm 4 con số) cụ thể cho doanh nghiệp.

Mã Quốc gia EAN (EAN 8 và EAN 13) của một số nước

Mã số
Quốc gia
Mã số
Quốc gia
00-13
Mỹ & Canada
759
Venezuela
30 - 37
Pháp
76
Thụy Sỹ
40- 44
Đức
770
Columbia
45, 49
Nhật Bản
789
Brazil
46
Nga
80 - 83
Italia
471
Đài Loan
84
Tây Ban Nha
480
Philippines
87
Hà Lan
489
Hongkong
880
Hàn Quốc
50
Vương quốc Anh
885
Thái Lan
560
Bồ Đào Nha
888
Singapore
57
Đan Mạch
890
Ấn Độ
64
Phần Lan
893
Việt Nam
690 – 692
Trung Quốc
899
Indonexia
70
Nauy
93
Australia
73
Thụy Điển
94
New Zealand
750
Mexico
955
Malaysia

Mã UPC (Universal Product Code)  quyền quản lý của Hội đồng mã thống nhất Mỹ UCC (Uniform Code Council, Inc.), được sử dụng từ năm 1970 và hiện vẫn đang sử dụng ở Mỹ và Canada.
Mã UPC gồm 12 con số được cấu tạo như sau
-    Ký số hệ thống số (hay còn gọi là Family code): gồm 1 số đầu tiên, nói lên chủng loại của sản phẩm.
-    Mã doanh nghiệp: gồm 5 số tiếp theo do hiệp hội UCC (Uniform Code Council) cấp cho doanh nghiệp.
-    Mã sản phẩm: gồm 5 số tiếp theo, do doanh nghiệp tự xác định.
-    Số kiểm tra: số cuối cùng, kiểm tra độ chính xác của toàn bộ dãy số.
·     

Cách kiểm tra độ chính xác của mã EAN và UPC

Ví dụ: Kiểm tra một mã số dạng EAN 13. Mã số: 8 936043 811254. Ở đây mã số cần kiểm tra là 4

Bước 1: Cộng tất cả các số có thứ tự lẽ bắt đầu từ phải sang trái (trừ số kiểm tra)
=> 5 + 1 + 8 + 4 + 6 + 9 = 33 (1)
Bước 2: Nhân kết quả (1) với 3
=>  33 x 3 = 99 (2)
Bước 3: Cộng tất cả các số có thứ tự chẳn bắt đầu từ phải sang trái (trừ số kiểm tra)
=> 2 + 1+ 3 +0 +3 +8 = 17 (3)
Bước 4: Công kết quả (2) và (3)
=> 99 + 17 = 116 (4)
Bước 5: Lấy bội số của 10 (tức số chia hết cho 10) gần với kết quả (4) nhất. Sau đó trừ cho kết quả (4) à số kiểm tra
=> Bội số của 10 gần với kết quả (4) nhất là 120
    120 – 116 = 4
Để có thể tra cứu xuất xứ và nguồn gốc của hàng hóa bằng mã vạch, các bạn có thể truy cập vào website